BẠN BÈ

Những bài viết của bạn bè và về bạn bè tôi.

MÙA VÀNG

Gọi một mùa vàng những đam mê....

RƯỢU VÀ EM

Rượu và em. Một nồng nàn say đắm, một chếnh choáng ngây ngất. Rượu cho say và "em" cũng cho say!!

TƯ LIỆU VÀ LƯU TRỮ

Lưu trữ những tư liệu sưu tầm và tự làm, những bài viết của tuổi học trò.

Trần Thùy Lâm Yahoo blog. Nơi đó tôi bắt đầu

Nơi tôi bắt đầu từ Gió, từ mùa vàng, từ ngõ vắng. Nơi Yahoo blog có thêm một Trần Thùy Lâm - Lưu trữ lại những gì của Nhà cũ và bạn bè!

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Tìm cho em mùa cũ

Tìm lại mùa cũ cho em đi. Xin đấy! Em đang ở chốn không mùa, ngả nghiêng, chao đảo. Mà gió thì ầm ào lắm. Mà núi đồi thì chập chùng lắm. Em chông chênh giữa hai bờ hư thực, vạt nắng nào cũng  chỉ đủ ấm một giấc chiêm bao.

Tìm lại mùa cũ cho em đi. Xin đấy!! Nơi mùa ấy, em đã từng rất hiền ngoan. Nụ cười vô tư. Giọt nước mắt cũng vô tư. Gạt đi là tan biến. Nơi mùa ấy, màu của nụ cười là màu của nắng, giòn tan, vàng ngọt. Và em là em hồn nhiên.

Giờ thì, em đã lạc mất mùa cũ. Nước mắt được pha thêm vị đắng đắng, cay cay. Nụ cười màu cỏ úa. Những cơn mơ cũng thảng thốt giật mình.

Ai đó làm ơn trả lại mùa cũ cho em đi! Em xin đấy!!!

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Ngày cuối năm





Cuối năm rét về lạnh cóng
Chông chênh một nụ hoa vàng
Ai hay gió qua trời rộng
Rưng rưng cánh mỏng cuối đường!

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

50 năm sau, thạc sĩ nhiều hơn cả... côn trùng!


(TNO) Việt Nam hoàn thành xuất sắc phổ cập giáo dục đại học và là đất nước có nhiều thạc sĩ nhất, nhiều hơn cả... côn trùng!  Đó là những thông tin đầy ngụ ý về Việt Nam sau 50 năm dưới cái nhìn của sinh viên trong buổi thi Chung kết SV 2012.

Những câu chuyện của sinh viên trong trận chung kết SV 2012, được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, khiến người ta nghĩ đến một Việt Nam trong hiện tại đầy những vấn đề cần giải quyết. Trong đó, không phải ngẫu nhiên mà vấn đề chất lượng đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trở thành mối quan tâm hàng đầu của sinh viên.
Cứ 3 người, có 1 người là thạc sĩ
Ở phần thi “Bản tin sinh viên”, có một sự trùng hợp khi cả hai đội Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Xây dựng Hà Nội đều mang đến một kịch bản về viễn cảnh Việt Nam 50 năm sau trở thành nơi dân trí cao nhất vũ trụ khi thạc sĩ, tiến sĩ đông hơn cả côn trùng.
 
Viễn cảnh Việt Nam sau 50 năm do Trường ĐH Xây dựng Hà Nội vẽ lên - Ảnh: Văn Sơn
Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng trình chiếu bản tin câu chuyện gia đình Nhện Đất về quê ăn Tết, với nội dung: Năm 2062, thạc sĩ, tiến sĩ còn nhiều hơn cả côn trùng đến nỗi gia đình Nhện Đất bị các thạc sĩ, tiến sĩ giẫm nát. Trước khi chết, Nhện Đất trăn trối: “Làm ơn hãy tạo ra tiến sĩ, thạc sĩ có chất lượng. Đừng bay ra tràn lan và giẫm nát chúng tôi”.

Cũng nói về vấn đề giáo dục, Trường ĐH Yersin Đà Lạt đưa tới bản tin người thầy không cần phấn, trò đeo kính dày cộm vì tình trạng lạm dụng máy chiếu, màn hình LCD… trong lớp học thay vì lời giảng của thầy giáo.
Nhận xét về phần thi này, nhà báo Lại Văn Sâm cũng ước mong thạc sĩ, tiến sĩ trong tương lai là những người chân chính để không đưa con người vào thảm họa.
Còn trong cách hình dung của sinh viên Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Việt Nam năm 2062 là nước có dân trí cao nhất vũ trụ vì hoàn thành xuất sắc phổ cập giáo dục đại học và có số thạc sĩ đông nhất vũ trụ. Bản tin còn đưa ra thông tin "thống kê", cứ 3 người có 1 người là thạc sĩ.
Bản tin giáo dục đầy tính chất châm biếm khi kết thúc với câu nói: “Làm thạc sĩ là không phải nghĩ, không bao giờ phải nghĩ”.
Y tế, giao thông, thủy điện… đều đáng lo
Mặc dù những bản tin của sinh viên đề cập đến Việt Nam sau 50 năm, nhưng những vấn đề họ đưa ra đều cho thấy một Việt Nam không quá xa xôi, một Việt Nam rất gần với những vấn đề đáng lo ngại ở thì hiện tại.
Những câu chuyện đầy ngụ ý về nhiều lĩnh vực trong tương lai được coi là “rác xã hội, tội tương lai”.
 
Niềm mơ ước về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Văn Sơn
Những giải pháp “mì ăn liền” của sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM 50 năm tới có phần: Nhà giáo ưu tú Tăng Học Phí phát biểu làm hàng ngàn sinh viên đột quỵ: “Tôi tuyên bố các bạn sinh viên không phải học môn Xác chết thống kê mà thay vào đó là môn học thiết thực hơn, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa chống tham nhũng. Dự báo 2-3 năm tới, hên xui lắm mới phát hiện một vụ tham nhũng”.
Khá trào phúng khi Trường ĐH Xây dựng Hà Nội đưa ra bức tranh giao thông “hết sức kỷ luật” của Việt Nam: Quản lý người ra đường theo hệ thống Can-Chi của tuổi và phải có 12 làn đường cho 12 con giáp. Với "nghị định" quản lý giao thông kiểu này, các thành phố lớn sẽ nhanh chóng giảm tải các phương tiện tham gia giao thông trong 1 canh giờ xuống 12 lần.
Các kỹ sư xây dựng cũng đưa ra giải pháp mì ăn liền khi đưa ra mô hình xây dựng nhà cửa theo kiến trúc Chùa Một Cột, nhỏ ở chân, phình to trên ngọn khi nhà được xây từ nóc.
Ở lĩnh vực y tế, Trường ĐH Đà Nẵng lại đưa đến hình ảnh Việt Nam sau 50 năm chất độc trong phân người tăng 400%, làm ảnh hưởng đến bữa ăn của tiến sĩ Bọ Hung.
Bức tranh thảm cảnh hơn của các loại côn trùng khi loài gián ráo riết tập bơi vì thủy điện S.T sắp vỡ do cách trước đó nửa thế kỷ bị xe ben tông vào. Cuộc sống của loài gián quanh khu vực thủy điện bị đe dọa nghiêm trọng.
Với loại hình múa bóng, cũng là phần thi được đánh giá cao nhất của Trường ĐH Yersin Đà Lạt - là phần thi quan trọng giúp đội này trở thành nhà vô địch - ước mơ của sinh viên về một Việt Nam sau 50 năm được thể hiện trọn vẹn nhất: Một đất nước với tài nguyên rừng, với nền nông nghiệp phát triển, một đô thị xanh. Và hơn hết, Việt Nam với chủ quyền lãnh thổ được xác lập rõ ràng đối với Hoàng Sa, Trường Sa cũng là ước muốn của nhiều người trong hiện tại.
Trận chung kết diễn ra sáng 30.12 tại nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng (Q.11, TP.HCM) đã khép lại Chương trình SV 2012 với đội chiến thắng là Trường ĐH Yersin Đà LạtĐây là đội thi mang đến cho người xem đầy những bất ngờ trong suốt chương trình.
Đội về nhì là Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, hai đội đồng giải ba là Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng.
Hoàng Quyên

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Em


Em ngồi tựa đóa quỳnh hoa
Nghiêng nghiêng giữa chiều xao xác
Thân gầy mong manh ngơ ngác
Mơ về một chốn bình yên

Em cười một đóa hồn nhiên
Nghe âm xưa về nức nở
Nghe quanh tiếng đời than thở
Tìm đâu một bóng chim di?

Em buồn tựa cánh lưu ly
Nhạt nhòa bóng chiều đồng vọng
Ta ngồi gom từng vạt nắng
Về hong cho ấm chiêm bao

Em về một đóa thanh cao
Ta nghe đời qua rất khẽ
Trả người chút ơn lặng lẽ
Ngày sau biết có xuân thì?





Về "Người đàn bà xa lạ"


Đăng ngày: 19:00 24-04-2010
Thư mục: Tổng hợp

Thc hin li ha vi em LINH CÙI đây!

Người mẫu bức tranh “Người đàn bà xa lạ”: Chuyện tình với kết cục buồn


Ở huyện Phategiơ, tỉnh Kursk có điền trang của nữ quý tộc dòng dõi Bestugieva. Bà có một người họ hàng xa ở Sant-Peterburgh và một biệt thự ở đó.
Người cháu trai của bà điền chủ, một sỹ quan vừa giải ngũ từ Kavkaz trở về nhà tại Sant-Peterburgh, ghé qua thăm người thím.
Chàng Bestugiev trẻ tuổi sửng sốt bởi vẻ đẹp quyến rũ của cô hầu phòng là nông dân được đưa tới từ làng bên. Vì thế mà anh nán lại điền trang. Được sự đồng ý của người yêu, người cháu khẩn cầu thím mình hãy cho phép được mang theo cô hầu phòng, người mà cậu đã quyết định sẽ lấy làm vợ sau khi giới thiệu với cha mẹ mình.
Nghe xong lời thỉnh cầu không bình thường ấy, bà điền chủ vô cùng tức giận – làm sao một quý tộc dòng dõi lại có thể lấy một đứa con gái quê mùa như vậy?! Nhưng chàng trai kiên quyết giữ nguyên ý định của mình đến nỗi sau đó, không ngay lập tức, nhưng cuối cùng cũng chiến thắng.
Tại Sant-Peterburgh, chàng Bestugiev trẻ tuổi giới thiệu người yêu với cha mẹ. Không có những phản đối kịch liệt vì cô dâu cũng đã chinh phục được cả cha mẹ chú rể. Họ bắt đầu dạy cô các nghi lễ, dạy khiêu vũ, cô có một giọng nói thật dễ thương. Họ còn dạy cô học chữ nữa.

Sau đám cưới, hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ đôi khi bị một đám mây ảm đạm bay qua do những ngộ nhận về vẻ đẹp và sự quyến rũ bất thường của Matriona Savvisna. Họa sỹ Ivan Kramskoi cũng trở thành “tù nhân” của cô. Thỉnh thoảng ông ghé thăm gia đình họ. Và là một họa sỹ, Kramskoi không thể không quan tâm đến người đẹp.
Vào một ngày đông tiết trời u ám, khi gió lạnh buốt thổi từ vịnh vào, Kramskoi đến “sưởi ấm nhờ” nhà Bestugiev. Đón tiếp ông là chồng của Matriôna Savvisna, giúp khách cởi áo khoác và mũ, sau đó dẫn vào phòng và mời ngồi để mời trà nóng. Ngay sau đó Matriôna Savvisna lao nhanh vào phòng, rất phấn khích, hai má đỏ hồng. Trong khi người chồng giúp cô cởi áo lông, cô liên tục lặp đi lặp lại: “ôi anh không biết là em đã có một cuộc gặp mặt như thế nào đâu!”.
Tại đó, khi uống trà, cô kể cho chồng và khách nghe là đã gặp bà chủ cũ – bà điền chủ ở huyện Phategiơ. Bà kia, đến lượt mình nhận ra cô hầu cũ của mình, và rõ ràng là bà quyết định rằng Matriôna Savvisna phải vô cùng biết ơn vì bà đã cho phép cô đi khỏi cùng với người cháu trai của mình. Nhưng cô hầu cũ đã đi ngang qua với vẻ độc lập và kiêu hãnh như thể tôi không biết bà là ai và cũng không muốn biết …
Câu chuyện đã tạo cho Kramskoi ấn tượng không thể quên được. Trong bức tranh ông định vẽ nhất thiết phải thể hiện được không chỉ vẻ quyến rũ, mà phải cho thấy được ở mức độ nào đó thế giới nội tâm của người phụ nữ trẻ xinh đẹp này. Họa sỹ đã làm được điều đó đến mức nào thì đến nay các nhà nghiên cứu nghệ thuật vẫn còn đang tranh cãi.




Người đàn bà xa lạ. Họa sĩ I.N. Kramskoi. 1883
 
Nhưng cuộc sống gia đình của Matriôna Savvisna cũng không được yên ả. Chồng cô bị những tay quá khích thách thức đấu súng. Đã có ba lần đấu súng như vậy, nhưng đều được giải quyết bằng hòa giải. Hơn nữa, họ không thể làm hỏng các mối quan hệ trong gia đình. Thêm vào đó, con trai họ bị ốm và qua đời. Tất cả những điều này đã khuyến khích họ hàng nhà chồng Matriôna Savvisna đưa ra yêu cầu hủy bỏ hôn ước trước nhà thờ, và điều đó đã được thực thi.
Biết được điều này, Kramskoi cho rằng mình có nghĩa vụ tiễn Matriôna Savvisna, cô đã quyết định về lại làng cũ với chị gái. Họ thỏa thuận là cô sẽ viết thư cho ông. Rất lâu sau mà không có tin tức gì.
Kramskoi đã viết thư về làng nhưng không nhận được hồi âm. Về Phategiơ, ông nhận được tin buồn: trên đường về Matriôna Savvisna bị ốm và đã qua đời tại bệnh viện công Phategiơ. Theo những quy định thời đó, nghĩa trang thành phố chỉ để chôn thị dân, nên người ta chôn cất Matriôna Savvisna tại nghĩa trang làng Milenino thuộc ngoại ô thành phố.
Trong thời gian ở Phategiơ và ngôi làng quê của Matriôna Savvisna, Kramskoi đã vẽ được nhiều phác thảo mà sau đó trở thành những bức tranh nổi tiếng như: “Người nông dân với dây cương”, “Người làm đồng” và “Lò rèn”.


·                                                                                                        

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Rượu và Em



Đã có lúc em thèm một cuộc rượu. Không hẳn để say mà quên đời. Không hẳn để vui mà quên buồn. Không hẳn để làm gì. Chỉ là thèm. Rất thèm, dẫu rằng em không uống được rượu. 
  Nhân gian thì lắm cuộc vui buồn. Người ta mượn rượu để chia vui. Người ta cũng mượn rượu để giải sầu. Em thì không. Khi em thèm một cuộc rượu, chỉ đơn giản bởi vì, nếu có một cuộc rượu với em, thì hẳn sẽ phải có một bạn rượu. Thế thôi!!!